4 cách xử lý khi trẻ bị nôn trớ

Có rất nhiều bố mẹ cảm thấy lúng túng khi trẻ bị nôn trớ. Nhiều bố mẹ cho rằng, nôn trớ là hiện tượng bình thường, sẽ tự động biến mất khi em bé lớn lên mà không để lại nguy hiểm gì. Tuy nhiên, có những trường hợp cần xử lý, hỗ trợ để trẻ hết nôn trớ.

1.  Nguyên nhân khiến trẻ bị nôn trớ

Trẻ sơ sinh thường xuyên bị nôn trớ, nhất là giai đoạn đầu sau sinh, và mỗi khi bé ăn no, vặn mình. Tình trạng này sẽ tự chấm dứt khi bé lớn hơn, bắt đầu biết đi. Nếu bé khỏe mạnh và tăng cân đều đặn thì bố mẹ không cần phải quá lo lắng. Dẫu vậy, nôn trớ cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý nào đó, nếu bé nôn trớ kèm theo những dấu hiệu này thì bố mẹ hãy đưa bé đi khám bác sĩ ngay nhé.

  • Bé nôn trớ, đau bụng quằn quại
  • Bụng bé chướng lên, đầy hơi
  • Khi bé nôn xong rơi vào trạng thái mệt mỏi, kích thích tinh thần
  • Nôn trớ liên tục xảy đến và kéo dài hơn 24 tiếng
  • Bé có những dấu hiệu mất nước như đi tiểu ít, ít nước mắt, khô miệng
  • Dịch nôn của bé có xuất hiện máu, màu xanh/vàng

Trẻ bị nôn trớ thường được xếp vào 2 nguyên nhân chính sau:      

Nguyên nhân sinh lý

Bé sơ sinh có hệ tiêu hóa còn non nớt, dạ dày của bé còn nằm ngang nên cơ thắt tâm vị yếu khiến cho thức ăn trong dạ dày dễ trào ngược ra ngoài. Bé sẽ tự động hết nôn trớ khi được 12-18 tháng tuổi, đó cũng là lúc hệ tiêu hóa dần được hoàn thiện.

Trên thực tế, trẻ bị nôn trớ, ọc sữa thường là do mẹ cho bé bú sai tư thế, bú bình, mẹ cho bé ăn quá no…khiến bé dễ nuốt phải không khí vào trong bụng, hình thành nên các bóng khí gây chướng bụng, đầy hơi, đầy bụng…khiến cho em bé bị nôn trớ.

Một số lý do khác đó là do bé bị rối loạn tiêu hóa, quấy khóc kéo dài; mẹ cho con ăn dặm quá sớm; mùi vị các loại thức ăn không phù hợp, bé sợ ăn; bé ăn phải những loại thức ăn dễ gây đầy hơi….cũng là nguyên nhân sinh lý gây ra hiện tượng nôn trớ ở trẻ.·        

Nguyên nhân bệnh lý khiến trẻ bị nôn trớ

  • Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản
  • Trẻ mắc chứng hẹp môn vị
  • Các bệnh lý về đường tiêu hóa: Nhiễm khuẩn đường ruột, nhiễm trùng virus dạ dày
  • Bệnh ngoại khoa như lồng ruột, tắc ruột
  • Trẻ bị mắc một số bệnh lý toàn thân như viêm phổi, viêm màng não, viêm đường hô hấp, trẻ phản ứng với đồ ăn, thực phẩm.

Như vậy, bố mẹ cần quan sát kỹ tình trạng trẻ bị nôn trớ là do sinh lý hay bệnh lý, nếu như do bệnh lý thì cần đưa bé đi khám bác sĩ kịp thời, tránh để trẻ nôn trớ dài ngày gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

2. Hậu quả nếu trẻ bị nôn không xử lý đúng

Rối loạn hệ tiêu hóa: Nếu như nôn trớ kéo dài, trẻ sẽ bị đau bụng, đi ngoài, ăn uống không tiêu và cơ thực quản trở nên kém hơn.

Viêm đường tiêu hóa: Trong chất nôn của bé có chứa acid, do đó khi trào ngược lên miệng làm tổn thương thực quản, khoang miệng, khoang mũi…gây viêm sưng, thậm chí là gây tím tái, tắc thở hoặc để lại những di chứng nặng nề do não bị thiếu oxy trong thời gian dài.

trẻ sơ sinh bị ọc sữa

Bé biếng ăn hơn: Mùi thức ăn khiến cho bé trở nên khó chịu, bé rất sợ phải ăn uống nên dẫn đến biếng ăn. Hệ tiêu hóa rối loạn cũng gây ra sự mệt mỏi, kém hấp thu, kém tiêu hóa của bé.

Bé bị suy dinh dưỡng: Nôn trớ khiến cho bé gặp khó khăn trong việc hấp thu dinh dưỡng, gây thiếu hụt chất điện giải. Như vậy, bé sẽ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển, chiều cao và cân nặng không bằng những trẻ bình thường khác.

Nôn trớ gây ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ: Trẻ hay nôn trớ luôn có cảm giác mệt mỏi trong người, do đó mà tính cách của bé cũng rất khó chịu, hay giận dỗi, quấy khóc.

3. Bác sĩ bệnh viện Nhi Trung Ương hướng dẫn xử lý ngay khi trẻ bị nôn trớ

Trước hết, bố mẹ cần bình tĩnh khi thấy trẻ nôn để nắm bắt tình hình, xử lý nhanh và kịp thời.

Tiếp đó, thực hiện như hướng dẫn của TS.BS Dương Thùy Nga –  bệnh viện Nhi Trung Ương:

Khi bé nôn, mẹ hãy nghiêng đầu bé sang một bên để tránh chất nôn tràn vào khí quản làm em bé bị sặc nhé. Sau khi trẻ bị nôn trớ xong, hãy làm sạch cho bé từ miệng, họng và đến mũi bằng cách hút, hoặc quấn bông gạc vào ngón tay và thấm nhẹ. Tiếp đó, mẹ cần vỗ nhẹ lưng bé để trấn an con, vì sau khi nôn xong có thể bé sẽ rất sợ và mệt mỏi.

Tránh tuyệt đối xốc trẻ đột ngột, việc thay đổi tư thế cũng dễ gây ra hiện tượng sặc sữa. Nếu trẻ bị sặc do dị vật thì bố mẹ cần để tống dị vật ra ngoài.

Khi trẻ nôn xong, bố mẹ cho bé uống bù nước bằng dung dịch oresol, dung dịch chứa chất điện giải. Nên nhớ bù từng ít một, không bù quá nhiều vì có thể gây nôn trớ trở lại.

Khi thấy con mình bị nôn, bố mẹ không nên sử dụng thuốc trị nôn trớ mà nên đưa bé đi khám để được tư vấn kịp thời. Tùy theo từng nguyên nhân gây ra nôn trớ mà áp dụng phương pháp phù hợp.

4.Phòng tránh nôn trớ cho bé

Từ các nguyên nhân sinh lý khiến cho trẻ bị nôn trớ ở trên, chúng tôi đưa ra hướng dẫn phòng tránh nôn trớ cho bé như sau:

-Cho bé bú đúng cách: Vì lượng sữa trong dạ dày còn ít khi mới bắt đầu bú, do đó mẹ hãy cho bé bú ở bên trái trước, sau đó chuyển sang bú bên phải. Với cách làm này, sữa sẽ dễ dàng xuống, lưu trữ trong dạ dày mà không bị trào ngược rạ ngoài.

Nếu như mẹ cho bé bú bình, thì mẹ hãy giữ đầu vú luôn đầy sữa, tránh để bé nuốt phải không khí mẹ nhé. Hay khi bé khóc khi đang bú, mẹ nên dừng lại, bởi bé có thể nuốt nhiều hơi hơn, làm căng dạ dày dễ trào ngược. Việc mẹ chọc bé cười cũng khiến con dễ bị trớ sữa đó.

Mẹ cũng không nên ép con bú quá nhiều, khi dạ dày căng lên con dễ ọc sữa. Như vậy, mẹ nên chia thành nhiều bữa ăn cho con, mỗi cữ bú cách nhau 2-4h. Trong trường hợp mẹ đang cho bé ăn dặm, hãy bắt đầu với số lượng ít, sau đó tăng dần lên và thử các món khác nhau, vừa giúp bé có thêm dinh dưỡng lại tập dần cho con không bị biếng ăn.

-Nới lỏng quần áo cho con: Khi trẻ mặc quần áo quá chật, bỉm tã khó chịu, thành bụng và dạ dày chèn ép khiến trẻ bị nôn trớ. Bố mẹ hãy cho con mặc quần áo thoải mái, đặc biệt nới lỏng ở khu vực quanh bụng khi cho con ăn nhé.

-Khắc phục những nguyên nhân về dinh dưỡng:  Nếu như bé nôn trớ do cảm thấy không muốn ăn, mẹ càng không nên ép bé ăn, vì như thê càng khiến bé sợ hãi, nôn trớ, nên tạo sự hứng thú trong khi ăn của con. Hãy nhớ rằng, khi đưa thức ăn vào miệng của con, tránh để muỗng ăn lâu trong miệng để tránh phản xạ nôn nhé.

-Cho con sử dụng Avomir: Trong thành phần siro trị nôn trớ có chứa Simethicone, có tác dụng phá vỡ các bóng khí đường ruột, giải quyết tình trạng đầy hơi, chướng bụng gây nôn trớ, ọc sữa ở trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, Alpha-galactosidase giúp cắt nhỏ các liên kết phân tử thức ăn, nhờ đó mà bé tiêu hóa dễ dàng hơn để không bị nôn trớ. Sự hiệp đồng giữa 2 hoạt chất này đã giúp giải quyết triệt để tình trạng nôn trớ do đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu ở trẻ nhỏ.

Avomir được các chuyên gia đầu ngành đánh giá cao và đã có hàng triệu bố mẹ tin dùng. Hãy gọi ngay đến hotline hoặc truy cập fanpage để được các dược sĩ Avomir tư vấn thêm về tình trạng trẻ bị nôn trớ nhé.