Trẻ sơ sinh bị ọc sữa, bình thường hay bất thường?

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng cũng là hiện tượng bất thường khi con nôn sữa trong thời gian dài, kèm các dấu hiệu biếng ăn, chậm lớn… Bố mẹ cần tìm ra nguyên nhân khiến con ọc sữa để có biện pháp điều trị đúng đắn.

1.Vì sao trẻ sơ sinh bị ọc sữa?

Ọc sữa ở trẻ sơ sinh là hiện tượng sữa từ dạ dày trào lên thực quản, miệng và ra ngoài.

Khi ăn, thức ăn từ miệng sẽ xuống thực quản đến dạ dày, dạ dày là phần giữa của ống tiêu hóa, thông với thực quản qua tâm vị ở phía trên. Cơ dạ dày vô cùng đàn hồi, dạ dày càng chứa nhiều thức ăn thì càng giãn ra, và nếu như tâm vị không đóng kín thức ăn, cơ vòng thực quản dưới không được siết chặt thì khiến cho sữa từ dạ dày trào lên thực quản.

Và bất kỳ nguyên nhân nào, dù sinh lý hay bệnh lý khi làm rối loạn hoạt động co thắt ống tiêu hóa, rối loạn dạ dày thì đều gây ra hiện tượng ọc sữa.

Nguyên nhân sinh lý khiến trẻ sơ sinh bị ọc sữa

Ở trẻ sơ sinh, hoạt động co bóp của các cơ đường tiêu hóa không đồng bộ nên gây ra sự rối loạn về nhu động ruột, khiến cho trẻ bị ọc sữa. Hơn thế nữa, tâm vị trẻ chưa đóng kín còn dễ khiến cho sữa trào ngược ra ngoài. Bên cạnh đó, khi trẻ quấy khóc, vặn mình thì càng làm tăng áp lực trong bụng khiến bé ọc sữa, nôn trớ.

Khi trẻ bú mẹ, một lượng hơi sẽ bị nuốt vào bên trong dạ dày. Nếu như mẹ cho bé bú không đúng cách, bú sai tư thế, bú bình thì càng khiến cho lượng hơi nuốt vào nhiều hơn, dạ dày bị quá tải hơi và sữa sẽ làm cho bé ọc sữa. Nếu như khoảng cách giữa các lần bú quá, bé bú quá nhanh hay chậm thì cũng dễ gây nên tình trạng nôn trớ.

Nguyên nhân bệnh lý

Bệnh lý là một trong số những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ọc sữa phổ biến. Bên cạnh việc theo dõi tình trạng nôn trớ của con, bố mẹ cần theo dõi những vấn đề khác để cho bé đi khám sớm nhất.

Nhiều trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp, có vấn đề về tiêu hóa cũng có hiện tượng nôn ói, lúc này một số dấu hiệu bất thường đi kèm đó là sốt, chảy nước mũi, ho, đại tiện bất thường.

Có những trẻ sơ sinh bị ọc sữa là do mắc chứng hẹp phì đại môn vị do sữa đi qua môn vị khó khăn. Những ngày đầu mới sinh thì trẻ không ọc sữa, nôn trớ mà chỉ xuất hiện từ tuần thứ 2. Biểu hiện bệnh là trẻ chỉ hay trớ, say một thời gian thì nôn vọt, ọc sữa dữ đội. Trẻ cũng không ọc ngay sau khi bú, không ọc ra dịch vàng, dịch xanh. Mỗi khi ọc sữa xong thì bé khóc, đòi bú vì đói. Như vậy, bố mẹ cần theo dõi những triệu chứng ọc sữa của con để đưa bé đi khám bác sĩ kịp thời.

Đối với những trẻ mắc chứng lồng ruột, trẻ nôn, ọc sữa nhiều, kèm theo đói là cơn khóc dữ dội, mặt xanh tái, bé đi ngoài có máu sau khi đau bụng khoảng 6h. Lồng ruột thường xảy ra ở những bé trai bụ bẫm, dưới 24 tháng tuổi, và gặp nhiều nhất là ở trẻ từ 3-6 tháng tuổi. Bệnh lồng ruột là cấp cứu ngoại khoa, do đó bố mẹ cũng cần đưa con đến cơ sở y tế để được các bác sĩ chẩn đoán, đưa ra cách điều trị nhé.

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa đôi khi là chuyện bình thường, nhưng nếu như tình trạng này kéo dài kèm theo những dấu hiệu bất thường khác của con như biếng ăn, chậm lớn…thì sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.

Giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh

2.Hậu quả nếu trẻ sơ sinh bị ọc sữa kéo dài

Ảnh hưởng tới tâm lý: Khi ọc sữa, acid trong dạ dày đẩy lên thực quản khiến bé vô cùng khó chịu, bé mệt mỏi, khó chịu rồi quấy khóc. Sau khi ọc sữa, trẻ cũng thường kiệt sức khiến trẻ biếng ăn. Mặt khác, mẹ lo sợ con thiếu chất sau nôn nên ép con ăn nhiều hơn, điều này khiến cho dạ dày của con quá tải, vô tình khiến con nôn nhiều hơn và trở nên biếng ăn.

Ảnh hưởng tới hệ hô hấp: Nhiều trường hợp trẻ ọc sữa nhưng bố mẹ đã không biết cách xử lý, khiến cho dịch nôn đi vào mũi, khí quản gây viêm phổi, nhiễm khuẩn đường hô hấp,  thậm chí là gây khó thở dẫn đến đột tử.

Ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa: Khi bé nôn trớ quá nhiều gây ra những tổn thương đến dạ dày còn non nớt của con, dẫn đến bệnh viêm dạ dày, những rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, chướng bụng…

Ảnh hưởng tới dinh dưỡng: Nôn trớ đã khiến cho quá trình hấp thu dinh dưỡng của trẻ kém đi, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, con chậm tăng cân và phát triển sức vóc so với những bé khác.

Tất cả những điều này đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển về thể chất, trí tuệ và tinh thần của con. Vì vậy, giúp trẻ sơ sinh hết ọc sữa sẽ giúp con phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.

3. Avomir – Giúp trẻ sơ sinh hết ọc sữa, nôn trớ từ Mỹ

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa thường do nguyên nhân đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu. Bố mẹ có thể sử dụng các biện pháp chuyên trị các triệu chứng rối loạn tiêu hóa này để con hết nôn trớ, ọc sữa và  Avomir là siro chuyên trị nôn trớ hàng đầu ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ bố mẹ không thể bỏ qua.

Trong Avomir có chứa 2 thành phần chính là Simethicone làm triệt tiêu các bong bóng khí trong lòng ống tiêu hóa, khắc phục triệu chứng đầy hơi, chướng bụng.  Alpha-Galactosidase giúp cắt nhỏ và chuyển hóa thức ăn thành dạng dễ hấp thu, giải quyết tức thì tình trạng đau bụng khó tiêu.

Siro Avomir với sự kết hợp của Simethicone và Alpha-galactosidase nhập khẩu Mỹ đã giúp giải quyết triệt để tình trạng nôn trớ ở trẻ nhỏ do đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, mà đây là nguyên nhân hàng đầu gây ọc sữa ở trẻ.

Sản phẩm đặc biệt an toàn cho trẻ từ 0 tháng tuổi, cảm nhận hiệu quả chỉ sau thời gian ngắn. Đặc biệt, qua những khảo sát, đánh giá từ nhiều bố mẹ đang cho con sử dụng Avomir, thì sản phẩm đang trở nên rất uy tín trên thị trường, xứng đáng với những lời khuyên sử dụng đến từ các chuyên gia đầu ngành.

Avomir được sản xuất bởi theo dây chuyền công nghệ cao đạt chuẩn GMP-WHO, phân phối độc quyền bởi công ty TNHH Thương mại NTB Pharma New và được bán rộng rãi trên thị trường.

Để giúp trẻ sơ sinh bị ọc sữa không còn diễn ra, bố mẹ có thể áp dụng một số biện pháp phòng ngừa giúp trẻ sơ sinh hết ọc sữa như sau:

  • Cho bé bú sữa mẹ, bú trực tiếp và vừa đủ lượng
  • Lựa chọn núm vú phù hợp với miệng bé, nếu như núm vú quá to, sữa xuống nhiều khiến con dễ nuốt phải không khí, bị sặc sữa.
  • Giữ tư thế bú với đầu vai hơi cao, tránh gập cổ khi cho con bú
  • Sau khi trẻ bú xong, mẹ bế trẻ thẳng, ngực bé áp vào một bên ngực mẹ, mặt kê lên vai mẹ rồi mẹ vỗ lưng nhẹ nhàng cho trẻ ợ hơi. Tiếp đó, đặt trẻ nằm xuống nhẹ nhàng, kê gối cao dưới vai.
  • Mẹ nên tránh để bé khóc cả trước, trong và sau khi em bé bú
  • Mẹ có thể massage nhẹ nhàng bụng trẻ trước mỗi lần bú
  • Trẻ bị thiếu chất cũng có thể gây ra ọc sữa, nhất là vitamin D, canxi. Do đó, bản thân mẹ cần ăn uống, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé bú, và bổ sung thêm vitamin D, canxi từng đợt cho bé.
  • Mẹ không nên cho con ăn dặm quá sớm, và tùy theo độ tuổi của con mà có thức ăn với độ thô, nhuyễn hợp lý. Nếu con chưa ăn thô được nhiều mà mẹ cho con ăn thì càng khiến con nghẹn, nôn ói.
  • Khi con bị ọc sữa, bố mẹ hãy bình tĩnh, không vội bế thốc con lên mà cần nghiêng người trẻ sang một bên, nâng lên rồi lấy khăn lau miệng cho trẻ. Trong trường hợp trẻ ọc sữa qua mũi, miệng thì không nên dùng miệng để hút sữa mà cần vệ sinh mũi họng bằng nước mũi sinh lý, thực hiện vệ sinh miệng trước rồi đến mũi.

Nếu cần được tư vấn thêm về tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữa và cách sử dụng Avomir, bố mẹ đừng ngần ngại liên hệ đến cho dược sĩ của chúng tôi nhé. Chúc em bé của bố mẹ sẽ không còn nôn trớ, ọc sữa, ăn uống ngon hơn và phát triển tốt.

Theo dõi fanpage của Avomir để cập nhật cách giúp con hết nôn trớ, ọc sữa ngay hôm nay!